Xem nhanh
Khái niệm công nghiệp phụ trợ
Công nghiệp phụ trợ là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò phụ trợ cho việc sản xuất các thành phần chính. Cụ thể, những phụ kiện, linh kiện, phụ tùng, bao bì, nguyên liệu… cũng có thể bao gồm các sản phẩm trung gian, nguyên liệu sơ chế.
Phân loại công nghệ phụ trợ
Nhóm thứ nhất, công nghệ phụ trợ cung cấp máy móc trang thiết bị cho nhiều các công nghiệp: lắp ráp, chế biến và công nghiệp hỗ trợ khác.
Nhóm thứ hai, công nghệ phụ trợ chế biến cung cấp nguyên phụ liệu cho công nghiệp chế biến như dệt may, da giày…
Nhóm thứ ba, công nghệ phụ trợ cho ngành lắp ráp: cung cấp linh kiện, phụ kiện, phụ tùng để lắp ráp như ô tô, xe máy, điện tử….
Vậy Công nghệ phụ trợ là ngành tạo ra sản phẩm sử dụng cho nhiều ngành sản xuất khác nhau.
Vai trò của ngành Công nghiệp phụ trợ
Ngành công nghệ phụ trợ ngoài có vai trò tạo công ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa, công nghệ phụ trợ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa cả theo chiều sâu và rộng.
Nếu Công nghiệp hỗ trợ trong nước không phát triển các công ty lắp ráp sẽ phụ thuộc vào nhập khẩu, giá cả biến động theo thị trường, chi phí sản phẩm tăng lên do mất nhiều phí tổn chuyên trở, thời gian hoàn thành sản phẩm, bảo hiểm (các chi phí đầu vào).. khiến cho sản phẩm chính tăng giá, thiếu tính cạnh tranh.
Vai trò của ngành Công nghiệp phụ trợ đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam
– Giải quyết việc làm: Theo số liệu của Bộ Công Thương công bố, số doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ chiếm 4,5% tổng số doanh nghiệp. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giúp 550.000 lao động có việc làm. Các ngành công nghiệp dệt – may, da – giày, cơ khí chế tạo, điện tử – tin học, chế biến gỗ thu hút 864,7 ngàn người (năm 2018) vào làm việc chiếm 77,2% toàn ngành công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng việc làm giai đoạn 2015 – 2018 đạt 19,25%/năm.
Tại thời điểm 01/10/2022 số lao động làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tăng 0,8% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 10,2% so với cùng thời điểm năm trước.
– Tăng trưởng kinh tế: Theo báo cáo số liệu của Tổng cục Thống kê (GSO), trong tháng 10/2022, chỉ số sản xuất công nghiệp trong nước (IIP) tiếp tục tăng trưởng mạnh ước tăng 3.0% so với tháng trước và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, một số ngành công nghiệp hỗ trợ có mức tăng mạnh, như may mặc tăng 19,2%; sản xuất da giầy và các sản phẩm có liên quan tăng 17,7%, chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 17,3%; sản xuất máy móc, thiết bị tăng 16,3%; sản xuất thiết bị điện tăng 12,8%, sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 10,8%;…
Nhiều địa phương có mức tăng trưởng ấn tượng như: Bắc Giang tăng 41,8%; Cần Thơ tăng 38,4%; Vĩnh Long tăng 30,8%; Kiên Giang tăng 27%; Quảng Nam tăng 25,2%; Khánh Hòa tăng 24,9%; Bình Phước tăng 22,9%; Sơn La tăng 11,5%. ..Địa phương có chỉ số sản xuất và phân phối điện tăng: Đắk Lắk tăng 38,8%; Lai Châu tăng 29,8%; Sơn La tăng 27,8% do thủy điện tăng cao.
– Chuyển dịch cơ cấu: Sau 35 năm đổi mới Việt Nam từ một nền kinh tế lúa nước lạc hậu với khoảng 90% lao động làm nông nghiệp, Việt Nam đã có chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đạt được một số thành tựu như: Kinh tế Việt nam liên tục tăng trưởng trong khi các cường quốc phát triển đang phải chịu tăng trưởng âm, lạm phát được được kiểm soát, tỷ lệ thất nghiệp giảm v…
Giải pháp của Chính phủ Việt Nam để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
Nhận thức vấn đề tồn tại của ngành công nghiệp phụ trợ, Chính phủ đã nỗ lực xây dựng cơ chế chính sách, đa dạng các giải pháp thiết thực, nhằm thúc đẩy phát triển ngành
Theo Nghị quyết số 23/NQ-TW của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2018, xác định công nghiệp phụ trợ thuộc danh mục ưu tiên phát triển. Xây dựng mục tiêu cụ thể tại Nghị quyết 115/NQ-CP ngày 06/8/2020 đến năm 2025, ưu tiên đầu tư phát triển các doanh nghiệp trong nước sản xuất các sản phẩm công nghiệp phụ trợ có sức cạnh tranh, đáp ứng 45% nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước và chiếm 11% giá trị sản xuất công nghiệp. Đến năm 2030, doanh nghiệp nội sản xuất các sản phẩm công nghiệp phụ trợ đáp ứng 70% nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng trong nước, chiếm khoảng 14% tổng giá trị sản xuất công nghiệp.
Theo Nghị quyết, 7 giải pháp chủ yếu để tiếp tục phát triển và hoàn thiện ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam, bao gồm
(1) Hoàn thiện chính sách, cơ chế hỗ trợ ngành công nghiệp phụ trợ.
(2) Bảo đảm và huy động hiệu quả các nguồn lực phát triển công nghiệp phụ trợ.
(3) Xây dựng các giải pháp tài chính, tín dụng: vay vốn
(4) Liên kết các doanh nghiệp xây dựng chuỗi giá trị trong nước
(5) Phát triển và bảo vệ thị trường.
(6) Hỗ trợ đào doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý, sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phụ trợ
(7) Xây dựng danh bạ doanh nghiệp, truyền thông quảng bá doanh nghiệp ra nước ngoài.
Trong đó, phát triển chuỗi giá trị trong nước là quan trọng nhất bằng cách thúc đẩy thu hút đầu tư và liên kết hiệu quả giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài,góp phần đưa doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi giá trị thế giới.
Nếu quý khách có nhu cầu thiết kế web tại Hải Phòng ngành máy công nghiệp phụ trợ hoặc cần marketing máy công nghiệp phụ trợ có thể tham khảo tại Hải Phòng Branding https://haiphongbranding.vn/