Cầu nâng 2 trụ – Ưu, nhược điểm và các loại cầu nâng phổ biến
Hiện nay, cầu nâng 2 trụ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng tại các gara, xưởng sửa chữa ô tô chuyên nghiệp. Cầu nâng 2 trụ giúp công việc rửa xe, sửa chữa và thay thế phụ tùng trở nên chuyên nghiệp và dễ dàng hơn rất nhiều.
Vậy làm thế nào để bạn có thể chọn được loại cầu nâng 2 trụ phù hợp và an toàn nhất? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!
Khái niệm và cấu tạo của cầu nâng 2 trụ
Cầu nâng 2 trụ là thiết bị có kết cấu gồm hai trụ ở hai bên kết hợp cùng với cánh tay đòn có chức năng trợ lực trong việc nâng lên và hạ xuống. Thiết bị này được sử dụng nhiều trong các xưởng và dịch vụ dành cho ô tô để nâng và hạ xe, giúp nhân viên kỹ thuật thao tác ở các vị trí đặc thù như bánh xe, gầm xe.
Cầu nâng 2 trụ có các bộ phận cơ bản như sau: trụ cần nâng, cánh tay giữ xe, bộ cảm biến, khóa an toàn, bơm thủy lực, dầu thủy lực.
Kích thước tiêu chuẩn của cầu nâng 2 trụ tại Việt Nam:
Chiều cao nâng: 1,9m
- Chiều cao tổng thể: 3,6m
- Khoảng cách giữa hai trụ: 3m
- Khoảng cách cánh tay giữ xe: Tối đa 1,29m, tối thiểu 0,82m
Các thông số lắp đặt:
- Kích thước hố đào móng cầu: 1x1x1
- Chiều cao tối thiểu gara, nhà xưởng: 4m
- Khoảng cách đặt hai móng cầu: 2,9m
- Khoảng cách từ cầu nâng đến tường: 1m
Ưu nhược điểm của các loại cầu nâng 2 trụ phổ biến
Cầu nâng 2 trụ giằng dưới
- Ưu điểm:
Thiết kế đơn giản nên giá thành của loại cầu nâng này cũng thấp hơn. Nếu bạn muốn sử dụng cầu nâng 2 trụ chỉ với mục đích sử dụng trong làm sạch, rửa xe thì đây là lựa chọn hàng đầu.
- Nhược điểm:
Thiết bị có phần cáp ở dưới nên quá trình nâng hạ xe sẽ tạo ra ma sát khiến phần cáp dễ bị mòn và nhanh hỏng.
Cầu nâng 2 trụ giằng trên
- Ưu điểm
Loại cầu nâng này có phần cáp được thiết kế ở bên trên giúp trong quá trình nâng hạ ô tô trở nên dễ dàng, an toàn và ít gây ra cọ xát đồng thời giúp quá trình sửa chữa và bảo dưỡng không bị nghiêng hay chúi đầu về phía trước.
Một số loại cầu nâng 2 trụ giằng trên chất lượng cao còn được trang bị cảm biến hành trình. Điều này tạo nên điểm công lớn cho loại cầu nâng 2 trụ này khi nó có thể tự động dừng trước khi xe chạm nóc lên thanh giằng.
- Nhược điểm
Cũng bởi thiết kế phức tạp nên giá thành của cầu nâng 2 trụ cổng trên cũng cao hơn.
Một số loại cầu nâng phổ biến
Dưới đây là các sản phẩm cầu nâng 2 trụ phổ biến:
Cầu nâng 2 trụ 4 tấn cổng Nk4000L
Thông số:
- Sức nâng: 4 tấn
- Chiều cao nâng: 1,825m
- Chiều cao nâng thấp nhất của cầu nâng: 0,11-0,135m
- Chiều cao toàn bộ của cầu nâng: 3,605m
- Chiều rộng toàn bộ của cầu nâng: 3,380m
- Chiều rộng sử dụng: 2,82m
- Công suất hoạt động motor: 2,2kW
- Điện áp: 380V
- Thời gian nâng: 55s
Cầu nâng 2 trụ Titano TC 4000D
Thông số của cần nâng 2 trụ Titano TC 4000D:
- Sức nâng: 4 tấn
- Chiều cao nâng: 1,825m
- Chiều cao nâng thấp nhất của cầu nâng: 0,11m-0,135m
- Chiều cao toàn bộ của cầu nâng: 3,605m
- Chiều rộng toàn bộ của cầu nâng: 3,360m
- Chiều rộng sử dụng của cầu nâng: 2,8m
- Điện áp: 220V
- Công suất hoạt động của Motor: 2.2kW
- Thời gian nâng: 55s
Cầu nâng 2 trụ 4 tấn Konia giằng trên
- Sức nâng: 4 tấn
- Chiều cao nâng của cầu nâng: 1,85m
- Chiều cao toàn bộ của cầu nâng: 3,6m
- Chiều rộng toàn bộ cả cầu nâng: 3,39.
- Chiều rộng sử dụng của cầu nâng: 2,8m
- Điện áp: 220V hoặc 380V
- Thời gian nâng 50s
Các loại cầu nâng 2 trụ trên hiện có mức giá khá hợp lý và tương đối giống nhau. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng lựa chọn ra loại cầu nâng phù hợp nhất với mục đích sử dụng của mình.